Era pharama
Era pharama

BỤI MỊN PM 2.5 LÀ GÌ ? TÁC HẠI ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

21-07-2020

 

BỤI SIÊU MỊN PM 2.5 LÀ GÌ?

Theo định nghĩa của WHO: “PM là một chất gây ô nhiễm không khí, bao gồm hỗn hợp các hạt rắn và hạt lỏng, chúng lơ lửng trong không khí.”

Chỉ số PM thường được dùng để đề cập đến các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 μm (PM10) và nhỏ hơn 2,5 μm (PM 2.5). Trong đó, μm: micromet (1μm = 0.001mm). Những hạt này thường được gọi chung là bụi mịn, bụi siêu mịn.

Theo đó, bụi mịn PM2.5 là loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm. Các loại bụi mịn như PM2.5 chủ yếu sản sinh ra từ khí thải giao thông (các loại xe cơ giới nhất là xe chạy bằng dầu diesel), nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, công trường xây dựng, khói do đốt rác, đốt gỗ, phấn hoa, chất thải côn trùng,…

                            Bụi mịn PM2.5 là loại bụi mịn có đường kính vô cùng nhỏ

 

 

Nguyên nhân gây ra bụi PM 2.5

 

- Nguyên nhân tự nhiên

 

+ Bụi thiên nhiên: sa mạc, đất cát, phun trào núi lửa

+ Cháy rừng: Sự biến đổi khí hậu nhanh chóng hiện nay là nguyên nhân gây ra những vụ cháy rừng lớn trên toàn thế giới. Theo đó, chúng phát tán ra môi trường một lượng lớn bụi. Gây ô nhiễm môi trường không khí một cách nghiêm trọng/

+Thời điểm giao mùa: Đây thường là những thời điểm xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Gây nên hiện tượng cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…). Thường thì thời điểm này vào khoảng các tháng 10 – 11 trong năm

 

- Nguyên nhân nhân tạo

+ Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nồng độ bụi mịn cao chính là do các hoạt động của con người. Chủ yếu là những hoạt động như:

+ Sản xuất công nghiệp: khói thải từ nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp

+ Giao thông vận tải: khói thải từ các phương tiện cá nhân, cát bụi cuốn theo trong quá trình di chuyển, cát bụi sinh ra do bào mòn bề mặt đường

+ Sinh hoạt: khói thải nấu nướng bằng bếp than, bếp củi, dầu

+ Rác thải: rác sinh hoạt, rác công nghiệp

+ Nông nghiệp: vận chuyển, đốt rơm rạ

+ Xây dựng: bụi từ quá trình xây dựng chung cư, cao ốc, cầu đường

 

 

Tác hại của bụi siêu mịn

 Bụi siêu mịn 2.5 ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả mọi người. Trong đó, bụi mịn ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người lớn tuổi và trẻ em. Do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, trẻ em chịu tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khí. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn.

Ngoài ra, những người có thể trạng yếu và những người có tiền sử bệnh hô hấp và tim mạch là những người chịu nhiều tác hại nhất.

 

- Gây dị ứng

Ở mức độ nhẹ nhất, bụi PM 2.5 mang theo vi khuẩn bám vào bề mặt của cơ thể. Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, dị ứng. Một số trường hợp nặng hơn sẽ gây đau mắt, viêm mũi, các bệnh về tai mũi họng. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tai, mũi, họng.

 

- PM 2.5 gây suy giảm hệ miễn dịch

Bụi PM 2.5 có thể hấp thụ chất độc, đồng thời mang theo vi khuẩn và virus ngoài môi trường. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể chúng lại thải độc tố ngấm vào cơ thể. Làm suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế, những người sống ở các thành phố lớn, có mức độ ô nhiễm cao thường dễ mắc các bệnh vặt hơn những người sống ở những nơi có không khí trong lành.

 

- Gây viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính

Bụi PM2.5 và PM10 có xâm nhập vào cơ thể người thông qua hoạt động hít thở. Sau đó, chúng theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào khí quản và bề mặt phổi. Theo thời gian, lượng bụi này tích tụ càng nhiều, gây ảnh hưởng càng lớn tới phổi. Gây những cảm giác khó chịu như khan tiếng, hắt hơi, ho, khó thở.

Sau đó, với đường kính siêu nhỏ chúng có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, xâm nhập vào máu gây ra những bệnh chết người. Điển hình như hen suyễn, tim mạch. Đặc biệt PM 2.5 có kích thước siêu nhỏ có thể xâm nhập sâu. Là nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính. Khi lượng bụi tích tụ đủ lớn sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Tác hại của bụi siêu mịn

Bụi siêu mịn 2.5 ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả mọi người. Trong đó, bụi mịn ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người lớn tuổi và trẻ em. Do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, trẻ em chịu tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khí. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn.

 

Ngoài ra, những người có thể trạng yếu và những người có tiền sử bệnh hô hấp và tim mạch là những người chịu nhiều tác hại nhất.

 

- Gây dị ứng

Ở mức độ nhẹ nhất, bụi PM 2.5 mang theo vi khuẩn bám vào bề mặt của cơ thể. Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, dị ứng. Một số trường hợp nặng hơn sẽ gây đau mắt, viêm mũi, các bệnh về tai mũi họng. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tai, mũi, họng.

 

- PM 2.5 gây suy giảm hệ miễn dịch

Bụi PM 2.5 có thể hấp thụ chất độc, đồng thời mang theo vi khuẩn và virus ngoài môi trường. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể chúng lại thải độc tố ngấm vào cơ thể. Làm suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế, những người sống ở các thành phố lớn, có mức độ ô nhiễm cao thường dễ mắc các bệnh vặt hơn những người sống ở những nơi có không khí trong lành.

 

 - Gây viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính

Bụi PM2.5 và PM10 có xâm nhập vào cơ thể người thông qua hoạt động hít thở. Sau đó, chúng theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào khí quản và bề mặt phổi. Theo thời gian, lượng bụi này tích tụ càng nhiều, gây ảnh hưởng càng lớn tới phổi. Gây những cảm giác khó chịu như khan tiếng, hắt hơi, ho, khó thở.

Sau đó, với đường kính siêu nhỏ chúng có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, xâm nhập vào máu gây ra những bệnh chết người. Điển hình như hen suyễn, tim mạch. Đặc biệt PM 2.5 có kích thước siêu nhỏ có thể xâm nhập sâu. Là nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính. Khi lượng bụi tích tụ đủ lớn sẽ có thể dẫn đến tử vong.

 

Bình Luận